BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ THANH HÓA ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH

Đăng lúc: 07:44:48 01/06/2020 (GMT+7)

TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA

ĐẢNG BỘ PHƯỜNG TRUNG SƠN

CHI BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG SƠN

 
 

 


 

 

 

 

 

 

 

BÀI DỰ THI

“TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA”

 

 

 

 

                                                        Học sinh: Lê Văn Trung

                            Lớp: 9C

                                                            Trường: THCS Trung Sơn

 

                                       

 

 

 

                                                  Năm học 2018 – 2019

 

 

 

Câu 1:

Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Họ tên những đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kì.

Trả lời

* Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh hóa:

-  Sự thành lập Đảng bộ:  Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản.

- Cuối tháng 6 năm 1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến - Đông Sơn).

- Đầu tháng 7 năm 1930, chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc Lộc, Thiệu Hoá (nay là xã Thiệu Tiến).

- Giữa tháng 7 năm 1930 tại làng Yên Trường (Thọ Lập-Thọ Xuân) chi bộ cộng sản thứ 3 ra đời.

- Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hoá đã có ba chi bộ cộng sản ra đời.

- Ngày 29/7/1930 dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản tỉnh Thanh Hoá đ ược tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Doãn Chấp tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (làng Yên Trường  -Thọ Xuân).

- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản ThanhHoá đã chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công nông. Từ đây trở đi nhân dân Thanh Hoá đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh  đạo, mở ra thời kỳ phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh. Dưới sự lãnh  đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng Thanh Hoá trở thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng Việt Nam.

*Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành 18  kỳ Đại hội :

          - Đại hội lần I:      1948 -1949

          - Đại hội lần II:     1949 -1950

          - Đại hội lần III:    1950 -1952

- Đại hội lần IX:   1977 - 1979

          - Đại hội lần X:    1979 -1983

          - Đại hội lần  XI: 1983 -1986

          - Đại hội lần  XII:           1986 - 1991

          - Đại hội lần  XIII: 1991 - 1996

          - Đại hội lần  XIV: 1996 - 2001

          - Đại hội lần  XV:          2001 - 2005

          - Đại hội lần  XVI: 2005 - 2010

          - Đại hội lần  XVII: 2010 - 2015

          - Đại hội lần  XVIII: 2015 - nay

* Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kì.

STT

Tên

Nhiệm kỳ

Chức vụ

Ghi chú

1

Lê Thế Long

7-12/1930

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

2

Ngô Đức Mậu

1-4/1931

Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa

 

4-6/1931

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

3

Lê Chủ

3-5/1934

Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

3-12/1936

Bí thư lâm thời Tỉnh ủy

Bị thực dân Pháp bắt

4

Trịnh Huy Quang

12/1936-4/1939

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Xứ ủy Trung Kỳ điều động công tác; Bị thực dân Pháp bắt

5

Lê Chủ

4-12/1939

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

6

Lê Huy Toán

4-11/1940

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

7

Trần Bảo

11/1940-1/1941

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

8

Lê Huy Toán

1-9/1941

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

9

Trần Hoạt

9/1941

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

10

Nghiêm Quý Ngãi

11/1941

Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bị thực dân Pháp bắt

11

Lê Tất Đắc

7/1942-3/1944

Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

12

Tố Hữu

3/1944-8/1945

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

13

Lê Tất Đắc

8/1945-1/1946

Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

14

Tố Hữu

1/1946-2/1947

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

15

Hồ Viết Thắng

2/1947-2/1948

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

Giai đoạn 1948 - nay

STT

Đại hội Đảng bộ

Tên

Nhiệm kỳ

Chức vụ

Phó Bí thư

Ghi chú

1

I

Hồ Viết Thắng

2-4/1948

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bùi Đạt

 

2

Bùi Đạt

4/1948-3/1949

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Chủ

 

3

II

Nguyễn Văn Thân

3-11/1949

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

Tôn Quang Phiệt

 

4

Đặng Thí

11/1949-7/1950

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

Tôn Quang Phiệt

 

5

III

Trần Hữu Duyệt

7/1950-5/1952

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

IV

5-7/1952

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Thuyền

 

6

Võ Nguyên Lượng

7/1952-11/1958

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Thuyền

 

7

Ngô Thuyền

11/1958-3/1961

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

8

V

Nguyễn Trọng Vĩnh

3/1961-1/1962

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

Lê Thế Sơn

 

9

Ngô Thuyền

1/1962-7/1963

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

Lê Thế Sơn

 

VI

7/1963-11/1969

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Ngô Đức

 

Lê Thế Sơn

 

10

VII

Võ Nguyên Lượng

11/1969-5/1975

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Thế Sơn

 

Hoàng Văn Hiều

 

Phạm Len

 

11

VIII

Lê Thế Sơn

5/1975-5/1977

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Hoàng Văn Hiều

 

Phạm Len

 

12

IX

Hoàng Văn Hiều

5/1977-10/1979

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Thế Sơn

 

Trịnh Ngọc Bích

 

X

10/1979-4/1983

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Thế Sơn

 

Trịnh Ngọc Bích

 

13

XI

Hà Trọng Hòa

4/1983-10/1986

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Trịnh Ngọc Chữ

 

Hà Văn Ban

 

XII

10/1986-7/1988

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Quách Lê Thanh

 

Hà Văn Ban

 

Vũ Thế Giao

 

14

Lê Huy Ngọ

7/1988-9/1991

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Quách Lê Thanh

 

Hà Văn Ban

 

Vũ Thế Giao

 

15

XIII

Lê Văn Tu

9/1991-5/1996

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Xuân Sang

 

Mai Xuân Minh

 

XIV

5/1996-1/2001

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Trịnh Trọng Quyền

 

Mai Xuân Minh

 

16

XV

Trịnh Trọng Quyền

1/2001-12/2005

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Phạm Văn Tích

 

Phạm Minh Đoan

 

17

XVI

Phạm Văn Tích

12/2005-10/2007

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Lê Ngọc Hân

 

Nguyễn Văn Lợi

 

18

Nguyễn Văn Lợi

10/2007-10/2010

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Mai Văn Ninh

 

Hồ Mẫu Ngoạt

 

19

XVII

Mai Văn Ninh

10/2010-12/2014

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Hoàng Văn Hoằng

 

Đinh Tiên Phong

 

Trịnh Văn Chiến

 

20

Trịnh Văn Chiến

12/2014-9/2015

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Đinh Tiên Phong

 

Nguyễn Thị Xuân Thu

 

Đỗ Trọng Hưng

 

Nguyễn Đình Xứng

 

XVIII

9/2015- nay

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Đỗ Minh Tuấn

 

Nguyễn Thị Xuân Thu

Chuyển công tác

Đỗ Trọng Hưng

 

Nguyễn Đình Xứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        Đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chân dung 61 Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 - ảnh 6

 

          Ông Trịnh Văn Chiến Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

 

 

 

 

Hình ảnh học sinh Trường THCS Trung Sơn - TP Sầm Sơn

thăm khu Tưởng niệm Chi bộ Đảng đầu tiên của Thành phố Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

 

 

 

Câu 2:

          Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em sinh sống?

Trả lời:

* Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá tháng Tám năm 1945:

- Ngày 14 tháng 8 năm 1945 chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không  điều  kiện. Lúc  này  phong  trào cách  mạng ở Thanh  Hoá  đang  phát  triển mạnh mẽ, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Hoằng Hoá đã thắng lợi.

- Điều kiện khách quan, chủ quan cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Thanh Hoá đã chín muồi.

-  Trước  tình  hình  đó,  Tỉnh  uỷ  đã  triệu  tập  Hội  nghị  mở  rộng  vào  ngày 14/8/1945 tại làng Mao Xá (Thiệu Toán). Hội nghị nhận định tình hình cách mạng trong tỉnh, quyết định chủ trương biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.

- Hội  nghị  Tỉnh  uỷ đã quyết định thành  lập Uỷ ban khởi  nghĩa  và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, phủ, huyện. Đồng chí Lê Tất Đắc được cử làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. Để  hạn chế  đổ  máu  và  nhanh chóng  khởi  nghĩa  giành  thắng  lợi.  Hội  nghị đã sử dụng  sách  lược  khôn  khéo:  Gửi  thư  của  mặt  trận  Việt  minh  cho  Nhật,  yêu  cầu chúng không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, rút hết quân đội ở các đồn bốt, cơ sở về nhà Giòng thị xã Thanh Hoá để hồi hương an toàn.

- Ngày 17 tháng 8, Chỉ thị khởi nghĩa của tỉnh được triển khai rộng khắp cơ sở. Bọn Nhật đã chấp thuận yêu cầu của mặt trận Việt Minh. Bộ máy chính quyền địch ở tỉnh lị tan rã từng mảnh.

- Dưới sự lãnh  đạo của các cấp bộ Đảng và mặt trận Việt minh, quần chúng nhândân các huyện đã rầm rộ xuống đường khởi nghĩa giành chính quyền.

- Tính đến rạng sáng ngày 19-8-1945, quần chúng khởi nghĩa đã làm chủ các huyện  Hậu  Lộc,  Hà  Trung,  Nga  Sơn,  Quảng  Xương,  Thạch  Thành,  Vĩnh  Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân.

- Chiều ngày 19 tháng 8 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Đông Sơn.

-  Ngày 20/8 lực lượng khởi ở Tĩnh Gia giành chính quyền về tay nhân dân.

-  Ngày  21  tháng  8  hai  huyện  Nông  Cống  và  Cẩm  Thuỷ  cũng  giành  được thắng lợi trong khởi nghĩa.

- Đúng 8 giờ sáng, lực lượng quần chúng tuần hành cùng bốn chiếc xe khách chở Ban chỉ đạo và lực lượng tự vệ. Từ Lò Chum, lên  đến Trường Thi, lực lượng khởi nghĩa đổ về chùa Hai Voi và toả đi chiếm trại Bảo an binh, dinh tỉnh trưởng... đi  tới  đâu  lực  lượng  khởi  nghĩa  thu  hút  thêm  lực  lượng  nhân  dân  tới  đó,  kẻ  thù hoàn toàn bị áp đảo  trước sức  mạnh của  quần chúng khởi  nghĩa. Chiều  ngày 20 tháng 8 thị xã Thanh Hoá hoàn toàn thuộc về cách  mạng. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã Thanh Hoá ra mắt nhân dân.

- Đến ngày 21-8 về cơ bản cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá đã giành được thắng lợi.

-  Đối với 6 châu miền núi, tỉnh uỷ chỉ đạo giành chính quyền bằng phương pháp hoà bình.

- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng vạn nhân dân thị xã và các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách  mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn củ

- Ngày 23 tháng 8 năm 1945, trong không khí tưng bừng phấn khởi của hàng vạn nhân dân thị xãvà các phủ huyện lân cận, Uỷ ban nhân dân cách  mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt đồng bào, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của tỉnh nhà.

-  Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Thanh Hoá là kết quả của sự vận dụng linh hoạt chủ động sáng tạo những chủ trương nghị quyết Trung ương Đảng của Đảng bộ Thanh Hóa vào tình hình cụ thể trong tỉnh.

-  Đảng bộ đã xây dựng được một đội quân cách mạng đông đảo ở nhiều địa phương, bao  gồm  lực  lượng chính trị quần chúng  và  lực  lượng  vũ  trang qua các thời kỳ mặt trận phản đế cứu quốc, mặt trận Việt minh và cao trào kháng Nhật cứu nước. Nhờ vậy khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân Thanh Hoá nhanh chóng vùng dậy giành chính quyền. Thắng lợi to lớn này là kết quả của truyền thốngđấu tranh yêu nước của nhân dân được Đảng lãnh đạo.

-  Cuộc  tổng  khởi  nghĩa  giành  chính  quyền  trong  Cách  mạng  tháng  tám (1945) đã diễn ra nhanh chóng và kết thúc thắng lợi. Chính quyền cách mạng nhân dân đã  được thành lập. Thắng lợi to lớn này đã  đưa nhân  dân các dân tộc Thanh Hoá từ địa vị nô lệ, thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân phong kiến và trở thành người chủ thực sự của quê hương. Cuộc khởi nghĩa tháng tám ở Thanh Hoá đã góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

* Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em sinh sống:

- Sau khi đàn áp đẫm máu các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và tư sản, thực dân Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn dâng đát nước ta cho chúng. Chúng đặt ra chính sách cai trị vô cùng dã man, tàn bạo và cực kỳ phản động nhằm đè bẹp ý chí yêu nước chóng thực dân Pháp của dân tộc ta để dễ bề vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, thỏa mãn lòng tham vô đáy của chúng.

- Về chính trị: Chúng thực hiện chính sách chia để trị, chia đất nước ta thành 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), chia rẽ dân tộc, tôn giáo, phân biệt miền xuôi, miền núi, miền biển làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân để dễ bề cai trị.

Thanh Hóa thuộc Trung Kỳ nằm trong chế độ bảo hộ của Thực dân Pháp do Triều đình phong kiến nhà Nguyễn trực tiếp cai trị. Nhưng bên cạnh bộ máy quan lại, chức sắc phong kiến, Thực dân pháp đặt một tòa Công Sứ được gọi là cơ quan bảo hộ nhưng thực chất mọi quyền hành đều do chúng nắm giữ. Bộ máy cai trị của nhà Nguyễn từ tỉnh đến phủ, huyện, làng, xã là đội quân tay sai của Thực dân Pháp. Vì vậy, nhân dân trong tỉnh phải chịu cảnh đè nén, áp bức gấp đôi của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Phong kiến.

 Dưới thời Pháp thuộc, khu vực Sầm Sơn được gọi là vùng Tam xã, bát thôn (3 xã, 8 thôn) có tên trẩy Cung Thượng thuộc các tổng khác, nhưng Sầm Sơn là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu, khu vực nhỉ mát tắm biển  lý tưởng của quan lại thực dân và phong kiến (Bảo Đại cũng xây dinh thự riêng ở Sầm Sơn) nên thực dân Pháp đặt ra một tổ chức mang tính chất trị sự nhằm bảo vệ trông coi các dinh thự nghỉ mát ở Sầm Sơn Thượng. trên dãy núi Trường Lệ, thực dân Pháp xây một đồn lính kiên cố án ngữ vùng biển và làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Sầm Sơn. Về thực chất bộ máy cai trị của triều đình phong kiến ở tổng Cung Thượng là bộ máy tay sai của thực dân Pháp.

Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận tối đa. Chúng đã tước đoạt của nhân dân tỉnh ta hàng vạn hecta ruộng đất, lập đồn điền, xây dựng các công trình quân sự, khai thác lâm sản, khoáng sản quý hiếm, đưa về chính quốc, và xuất khẩu. Chúng đạt ra hàng ngàn thứ thuế vô lý để vơ vét tiền của, vô lý nhất là thuế thân đánh vào nam giới từ 18 tuổi trở lên. Mỗi xuất thuế phải nộp từ 3 - 3,5 đồng bạc Đông Dương, tương đương với 3 tạ thóc. Chúng độc quyền xuất khẩu, buôn bán muối, rượu, hạn chế phát triển công nghiệp nhằm kìm hãm kinh tế nước ta trong đó có khu vực Thanh Hóa trong đói nghèo, lạc hậu.

Tại Sầm Sơn, Phần lớn cư dân sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản, một bộ phận sản xuất nông nghiệp. một bộ phận làm nghề thủ công và buôn bán, chế biến hải sản. Các nghề thủ công chủ yếu làm dịch vụ cho đánh bắt hải sản. Năm 1906, thực dân Pháp cho làm đường số 8 dài 16 km, nối Thị xã Thanh Hóa với Sầm Sơn và xây dựng nhiều dinh thự sang trọng trên dãy núi Trường Lệ để làm nơi nghỉ dưỡng.

Mùng 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, TW Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước . Đầu tháng 4 năm 1945, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”  của Trung ương Đảng . Tỉnh ủy tiếp tục chủ trương phát động phong trào đấu tranh chống thuế, phát động phong trào phát kho  thóc của giặc Nhật và tay sai, cứu đói cho dân, đẩy mạnh công tác truyên truyền vũ trang vạch mặt phát xít Nhật và bọn tay sai.Phát động phong trào sắm vũ khí, đuổi thù chung, chuẩn bị điều kiện khởi nghĩa và chỉ đạo thành lập Ủy ban Giải phóng cấp huyện, cấp tỉnh.

Đầu năm 1945, giặc Nhật tăng cường lực lượng phòng thủ nơi xung yếu trong tỉnh. Riêng khu vực Sầm Sơn, chúng điều động thêm một trung đội lính Nhật và một trung đội lính Bảo an về chốt giữ khu vực tòa Sứ (gần đền Độc Cước) được tăng cường lực lượng, bọn phản động tay sai Nhật ra sức tuyên truyền cưỡng ép nhân dân đi phu, đi lính và nộp thóc cho Nhật. Trong khi đó hàng trăm người dân Sầm Sơn, hàng ngàn người dân Thanh Hóa chết đói. Chỉ tính riêng tám tháng đầu năm 1945 khu vực Quảng Xương trong đó có Sầm Sơn có đến 3324 nghìn người chết đói.

Để cứu đói cho dân, lực lượng Việt Minh nguyện đã tổ chức đấu tranh chống thuế bảo vệ mùa màng, chống cướp bông, cướp thóc, vừa phát động phong trào phá kho thóc của giặc và tay sai chia cho người đói, vận động những gia đình giàu có cho dân vay thóc. Phong trào phá kho thóc của Nhật cứu đói đã phát triển sâu rộng trên địa bàn toàn huyện. Tính đến tháng 7/1945 công cuộc khởi nghĩa diễn ra khẩn trương sôi động trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều làng xã đã tiến hành khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi

Trước sự phát triển mau lẹ của phong trào cách mang từ 13 – 16/8/1945, Tỉnh ủy tiến hành Hội nghị đánh giá tình hình và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh.

          Tại khu vực Quảng Xương, tháng 6/1945 đồng chí Lưu Công Hòa thay thế đồng chí Đinh Chương Lân phụ trách khu vực Quảng Xương, Sầm Sơn. Đồng chí đã cùng các đồng chí trong Ủy ban Việt Minh huyện Quảng Xương tích cực tổ chức đấu tranh, chuẩn bị điều kiện giành chính quyền. Sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Tỉnh ủy, Ủy ban Việt Minh huyện đã tổ chức Hội nghị tại nhà ông Bớc do đồng chí Lưu Công Hòa chủ trì. Hội nghị đã phân tích tình hình ở Quảng Xương và Sầm Sơn quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy đề ra phương châm hành động là: thống nhất hành động của các lực lượng cách mạng, tổ chức chỉ đạo khởi nghĩa nhanh gọn, tránh đổ máu, hy sinh, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang, tạo ra sức mạnh tổng hợp đè bẹp ý chí phản kháng của quân thù trừng trị bọn nội phản…

Theo kế hoạch vào hồi 21 giờ ngày 18/08/1945, lực lượng tự vệ làng Lương Trung, làng Triều Dương , làng Cá Lập và Hải Thôn phối hợp với tự vệ các Làng Nho Quan, Hòa Chúng, Đài Thọ do đồng chí Vũ Đức Linh và Đới Sĩ Thân chỉ huy hành quân đánh chiếm huyện lỵ. Trước khí thế áp đảo của hàng vạn quần chúng và tự vệ, huyện trưởng Lê Nguyên Khang phải nộp ấn tín tài liệu, vũ khí đầu hàng. Lực lượng tự vệ đánh chiếm đồn Ghép, buộc địch đem toàn bộ vũ khí ra hàng cách mạng vào rạng sáng ngày 19/8. sau khi đánh chiếm huyện lỵ và đồn Ghép, lực lượng tự vệ do đồng chí Vũ Đúc \linh đã chỉ huy hành quân về Sầm Sơn phối hợp với lực lượng của đồng chí Hà Viết Phiên đánh chiếm các vị trí quan trọng ở Sầm Sơn, bắt gọn các phần tử phản động do Hoàng Thăng Doan cầm đầu vào đêm 19/8/1945. Trước khí thế của cách mạng, vào 3 giờ sáng ngày 20/8/1945, trung đội lính Nhật ở Sầm Sơn buộc phải rút về khu vực nhà Dòng thành phố Thanh Hóa. Sáng ngày 20/8/1945, ủy ban Khởi nghĩa khu vực Sầm Sơn huy động lực lượng tự vệ bao vây đánh chiếm dinh Bang Tá và Đồn Bảo an binh, Sở Dây Thép (bưu điện) và lung bắt bọn địch chạy trốn. Để buộc Đồn Bảo an binh đầu hang, đồng chí Vũ Đức Linh bắt tên Hà Huy Chương ra lệnh cho binh lính đầu hàng cách mạng. Lực lượng tự vệ đã thu 25 súng trường và quân trang, quân dụng.

Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân Sầm Sơn từ than phận kẻ nô lệ mất nước đã trở thành chủ nhân của quê hương mình. Vào hồi 12 giờ ngày 20/8/1945, đồng chí Lưu Công Hòa thay mặt Việt Minh huyện Quảng Xương công bố danh sách ủy ban Cách mạng lâm thời khu vực Sầm Sơn gồm các đồng chí sau đây:

1.     Đồng chí Lưu Công Hòa, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời Sầm Sơn

2.     Đồng chí Cao Xuân Dị, Phó Chủ tịch

3.     Đồng chí Vũ Đức Linh, Ủy viên phụ trách quân sự.

4.     Đồng chí Phạm Văn Ga, Ủy viên phụ trách tài chính.

5.     Đồng chí Nguyễn Văn Tịnh, Ủy viên phụ trách giao thông, tuyên truyền.

6.     Đồng chí Nguyễn Văn Cương, Ủy viên

7.     Đồng chí Nguyễn Văn Yên, Ủy viên.

25/8/1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời khu vực Sầm Sơn ra mắt quốc dân đồng bào tại sân vận động Sầm Sơn trong tiếng hoan hô vang dậy của hàng ngàn quần chúng.

Hơn 80 năm mất nước nô lệ, quyền sống, quyền làm người bị chà đạp, sống trong gông cùm, xiềng xích.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, là kết quả tất yếu của các phong trào đấu tranh lien tục bền bỉ của nhân dân Sầm Sơn, nhân dân Thanh Hóa và toàn dân tộc Sầm Sơn, nhân dân Thanh Hóa và toàn dân tộc Việt Nam thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi của truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất được hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử của cha ông ta. Truyền thống đó được phát huy cao độ kể từ khi có sự lãnh đạo cảu Đảng cộng sản Việt Nam, trong cách mạng tháng 8/1945 đánh đổi chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền cách mạng, xác lập chế độ dân chủ nhân dân. Thắng lợi đó là thắng lợi của phương pháp, của nghệ thuật khởi nghĩa sáng tạo, linh hoạt, khiên quyết, mềm dẻo. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phân hóa, cô lập quân thù cao độ và dùng áp lực của cách mạng quần chúng dành chính quyền nhanh chóng, trọn vẹn, không đổ máu, hi sinh. Cách mạng tháng 8/1945 ở khu vực Sầm Sơn thắng lợi đã góp phần cùng cả tỉnh, cả nước dành chính quyền về tay nhanh dân, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đọc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội trên quê hương đất nước, đó là điều kiện cơ bản tiến tới thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở khu vực Sầm Sơn.

 

 

 

khu vực bầu cử số 5 khu phố thành ngọc

 

 

Đồng chí Võ Mạnh Sơn, Phó bí thư thường trực Thành ủy

– Thành phố Sầm Sơn

 

 

 

 

chủ tịch thị xã Sầm Sơn bỏ phiếu tại phường bắc sơn

 

Đồng chí Lê Ngọc Chiến, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn bỏ phiếu bầu cử HĐND các cấp và bỏ phiếu bầu cử Quốc hội

 

 

Câu 3:

Nhân dân Thanh Hóa đã làm  gì để bảo vệ  quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng  miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Trả lời:

* Những việc làm của Nhân dân Thanh Hóa để bảo vệ quê hương trong cuộc kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

+ Giữ vững mạch máu giao thông Bắc- Nam

  - Ở vào vị trí chiến lược quan trọng, địa bàn nối liền khúc ruột miền Trung, Thanh Hoá đã trở thành mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ.

- Trong 2 ngày 3 và 4 - 4 – 1965 Mỹ đã huy động 455 lượt máy bay các loại, năm 627 quả bom phá và 58 bom nổ chậm, bắn hàng trăm tên lửa, rốc két xuống các trọng điểm ở Thanh Hoá. Riêng Hàm Rồng, Mỹ ném 350 quả bom, bắn 149 tên lửa, rốc két nhằm cắt đứt mạch máu giao thông, chặn đường chi viện cho miền Nam.

- Phát huy thắng lợi Lạch Trường, trong 2 ngày 3 4-4-1965, được sự phối hợp của bộ đội phòng không không quân, quân dân Thanh Hoá đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi 47 máy bay phản lực của Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Hàm Rồng, cầu Lèn.

- Kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 276 máy bay, bắn cháy 26 tàu chiến, bắn chìm 5 tàu biệt kích, góp phần cùng quân dân miền bắc buộc Mỹ phải ngừng leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

 * Chi viện sức người sức của cho cách mạng miền Nam

  - Nằm trong vùng trọng điểm ném bom bắn phá của đế quốc Mỹ, Thanh Hoá một trong những địa phương thiệt hại nhiều nhất ở miền Bắc. Trong hai lần leo thang bắn phá miền Bắc, Mỹ đã ném bom xuống Thanh Hoá 20 vạn tấn bom các loại, 34.809 qủa đạn của hải quân Mỹ bắn phá trên biển. Bình quân mỗi km2 phải chịu 19,7 tấn bom, mỗi người dân phải chịu 220 kg.

 - Nhưng bom đạn Mỹ không làm nhụt chí người xứ Thanh. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá, nhân dân tỉnh ta đã vươn mình đứng dậy làm tròn nghĩa vụ cứu quốc một cách vẻ vang.

- 21 năm kháng chiến, Thanh Hoá đã 227. 082 người gia nhập quân đội, bằng 10,15  dân số toàn tỉnh.

- Những người con ưu tú của nhân dân Thanh Hoá với truyền thống “Lam Sơn”, “Hàm Rồng” đã hiến cả tuổi thanh xuân và máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Dọc theo Trường Sơn, trên khắp các chiến trường miền Nam đều có mặt những người con quê Thanh.

- Để động viên sức người, sức của cho tiền phương, Thanh Hoá đã dấy lên nhiều phong trào thi đua kháng chiến. Các cụ phụ lão với tinh thần “tuổi cao chí càng cao” luôn luôn mẫu mực trong chiến đấu, trong sản xuất đóng góp ủng hộ kháng chiến. Phụ nữ với phong trào “ba đảm đang”, tay cuốc, tay cày, tay súng vừa sản xuất, bảo vệ quê hương vừa động viên chồng con tòng quân cứu quốc.

- Thanh niên với phong trào “ba sẵn sàng” luôn xung phong đi đầu trong lao động sản xuất và chiến đấu. Tuổi nhỏ với phong trào “Trần Quốc Toản” đã hăng hái “mang rơm đi học đường dài” lại tích cực tham gia gieo cấy, chăm bón, gặt hái, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ...

- Với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân”, “tất cả miền Nam ruột thịt”... nhân dân Thanh Hoá đã chắt chiu để góp sức mình cho kháng chiến. Góp gió thành bão, chính công sức của đồng bào Thanh Hoá đã góp phần làm nên cơn bão táp cách mạng cuồn cuộn triều dâng thác đổ cuốn phăng đồn bốt Mỹ- Nguỵ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Nhân dân Thanh Hóa đã làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng  miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

   - Thực hiện đường lối chung của toàn Đảng, Đảng bộ Thanh Hoá đã tổ chức, lãnh đạo toàn dân trong tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá.

Tháng 9- 1954, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các địa phương tu sửa nâng cấp đê Bái Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, tu sửa đường 1A, đường thị xã - Bái Thượng - Eo Lê - Bá Thước và làm mới 460 km đường nội tỉnh, 340 cầu, 34 phà. Tháng 11-1955, xây dựng tuyến đường 217A, sau đó xây dựng tuyến đường 217B giúp nước bạn Lào... khôi phục lại thị xã Thanh Hoá và các trung tâm huyện, thị trong tỉnh.

- Sau 3 năm khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá, tính đến cuối năm 1960, toàn tỉnh đã xây dựng được 4.930 HTX nông nghiệp (chiếm 915 tổng số hộ nông dân) 313 HTX tiểu thủ công nghiệp (chiếm 70% hộ thủ công và tiểu thương toàn tỉnh), đưa 96 hộ tư sản công- thương vào các công ty hợp doanh. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp mới trong tỉnh.

- Kinh tế tổ chức các phong trào thi đua làm thuỷ lợi, phân bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Năm 1964, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 562 ngàn tấn, ngư nghiệp đánh bắt được từ 20- 30 ngàn tấn cá, lâm nghiệp khai thác được hàng vạn m3 gỗ, luồng, tre, nứa. Xây dựng được 106 cơ sở sản xuất quốc doanh công ty hợp doanh, 1.241 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 149 điểm khí nhỏ phục vụ nông nghiệp.

- Văn hoá xây dựng, nâng cấp 598 trường phổ thông cấp I, 293 trường cấp II, 13 trường cấp III, xoá mù chữ cho 95% đồng bào miền xuôi 74% đồng bào miền núi. Xây dựng 95 bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, 500 trạm xã.

- Phong trào xây dựng nếp sống mới và văn hoá - văn nghệ phát triển mạnh phục vụ đời sóng tinh thần cho nhân.

 

 

Xúc động trước vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời chiến

 

             Hình ảnh hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

 

Câu 4:

Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi  mới của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đề ra ?

Trả lời:

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII (từ ngày 23- 29/10/1986)

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XII diễn ra từ ngày 23- 29/10/1986 tại Hội trường 25B của tỉnh. Đại hội đã đóng góp ý kiến cho Dự thảo Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đánh giá tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ XI, xác định phương hướng, nhiệm vụ, triển khai sự nghiệp đổi mới và bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới.

Đại hội nhất trí đánh giá, trong 3 năm (1983-1985) ta có những chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt sản xuất, đời sống, văn hoá, xã hội. Nổi bật là sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tương đối toàn diện với tốc độ khá, đặc biệt giành thắng lợi lớn về sản xuất lương thực và nắm lương thực (đạt 80 vạn tấn năm 1985). Cơ sở vật chất kỹ thuật nhiều ngành kinh tế, văn hoá được tăng cường; tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 7%/năm (so với thời kỳ 1976- 1980 tăng 1%).

Cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã nâng cao tinh thần cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu ở các tuyến biên giới, bờ biển; phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều vụ vượt biển trốn ra nước ngoài, âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động, chống chiến tranh tâm lý của địch, chi viện tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Công tác xây dựng Đảng đã bám sát nhiệm vụ chính trị và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, đấu tranh chống tiêu cực, đoàn kết nội bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.

Đại hội xác định phương hướng nhiệm vụ là: Từ lương thực, xuất khẩu, sản xuất hàng hóa phong phú, đa dạng mà đi lên. Xây dựng cơ cấu kinh tế sát hợp. Gắn phát triển kinh tế với xã hội, coi trọng chiến lược xây dựng con người, lấy giáo dục phổ thông và bảo vệ sức khỏe làm cơ bản. Thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lấy dân làm gốc, lấy cơ sở làm nền tảng, lấy sức mạnh tại chỗ là chính. Tập trung sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng sức mạnh của 4 vùng kinh tế. Trọng điểm là khai thác thế mạnh trung du - miền núi, tăng cường đầu tư khai thác kinh tế biển, tạo thế đi lên vững chắc của đồng bằng...

Khẩu hiệu hành động là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và ý chí cách mạng tiến công, đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức và cán bộ, tiếp cận tiến bộ khoa học hiện đại, thực hiện cơ chế quản ly mới, sáng tạo cách làm, đi lên với tốc độ nhanh, năng suất, chất lượng và hiệu quả.”

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII gồm 54 đồng chí chính thức và 18 đồng chí dự khuyết. Ban chấp hành Đảng bộ đã bầu 15 đồng chí vào Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bầu đồng chí Hà Trọng Hòa làm Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Quách Lê Thanh làm phó Bí thư trực Đảng; đồng chí Hà Văn Ban làm phó Bí thư phụ trách chính quyền; đồng chí Vũ Thế Giao làm phó Bí thư, trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy.

 

 

Đồng chí Hà Trọng Hòa

        

   Đồng chí Hà Trọng Hòa - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa XII

 

 

Câu 5:

Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi chuyển biến của tỉnh Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông em phải làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “ kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng căn dặn.

Trả lời:

Trên từng bước đường kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong mỗi chiến công, mọi thành quả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đều có nguồn sức mạnh vô biên, chỗ dựa tinh thần vững chắc, soi đường, chỉ lối của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hình ảnh của vị Lãnh tụ trong những lần về với cán bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa mãi mãi là hình ảnh cao đẹp; tư tưởng, đạo đức, phong cách sáng ngời của Người luôn tỏa sáng và là niềm tin để rất nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thanh Hóa quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh “kiểu mẫu”. 
        Tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc và niềm tự hào về vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của “Tam vương, nhị chúa”, của văn hiến và khoa bảng, bằng việc vận dụng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. 

Trên cơ sở này, tỉnh Thanh Hóa xây dựng chương trình trọng điểm, đó là tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá và các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách đã ban hành, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả Kết luận số 46 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phát huy tối đa năng lực hiện có, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển ngành dịch vụ, trong đó tập trung phát triển nhanh các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, nhất là tuyến biên giới, trên biển và các địa bàn trọng điểm để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, không để bị động, bất ngờ. 

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa những tình cảm đặc biệt và đã bốn lần về thăm tỉnh nhà. Trong những lần về thăm, Bác Hồ đã khen ngợi “Tỉnh Thanh có tiếng là văn vật, một tỉnh đất rộng, dân đông, có điều kiện để thành một tỉnh giàu đẹp và kiểu mẫu, nhân dân có truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao động...”. 

Đặc biệt, cách đây vừa tròn 70 năm, trong những ngày tháng gian khổ, ác liệt khi toàn quốc vừa bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong buổi nói chuyện với lãnh đạo tỉnh, các đại biểu nhân sĩ, trí thức, cùng đông đảo nhân dân vào tối ngày 20/02/1947, Bác mong muốn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa “phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”. 

Khắc sâu lời dạy của Bác, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, gian khổ, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, vừa kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương, vừa tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước... 

Qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Thanh Hóa ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kém phát triển, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc Trung bộ. 

Những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong 70 năm qua đã làm thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo tiền đề vững chắc để Thanh Hóa tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới. 

Là địa phương có điều kiện tự nhiên phong phú, nằm ở vị trí quan trọng, nơi cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh Bắc Trung bộ và Bắc bộ, Thanh Hóa cần cần huy động các nguồn lực để phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng quan trọng, có tính then chốt về giao thông, thủy lợi, điện.

 Thanh Hóa cần tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; quan tâm thu hút các dự án đầu tư có tính kết nối liên vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; liên kết hợp tác phát triển với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Bắc Trung bộ, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, thành phố và của toàn vùng. 

Tỉnh Thanh Hóa  ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng có chất lượng cao; đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. 

Đi cùng với đó, Thanh Hóa phải chú trọng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; gắn phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với phát triển du lịch để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Muốn làm tốt các nhiệm vụ này, tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy nghề; quan tâm đầu tư cho khoa học - công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

 Thanh Hóa quan tâm tăng cường quốc phòng - an ninh, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển. Tỉnh Thanh Hóa cần tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. 

Thanh Hóa tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Cùng với đó phải chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. 

Trên từng bước đường kháng chiến xây dựng bảo vê tổ quốc trong mỗi tiến công mọi thành quả của Đảng bộ chính quyền  va nhân dân Thanh Hóa trong đó luôn có hình ảnh Bác Hồ.Đo không chỉ thể hiên tình cảm sâu nặng Bác dành cho Đảng bộ mà còn là niềm vui va sự gửi gắm của Bác đối với tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh rất rộng ,những người nông dân có truyền thống anh dũng đấu tranh và cần cù lao động sẽ trở thành hâu phương vững chắc của cuôc kháng chiến trường kỳ .Để thưc hiện nhiêm vụ cao cả đó Bác yêu cầu Thanh Hóa phải trở thành 1 tỉnh kiểu mẫu làm sao cho mọi mặt chính trị ,kinh tế quân sự phải là kiểu mẫu làm một làng kiểu mẫu môt tỉnh kiểu mẫu và Người đã khẳng định rằng :"quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu " 
       Vâng theo lời Bác dạy với niềm vinh dự và tự hào Đảng bộ quân và dân các dân tộc Thanh Hóa đã đồng lòng đoàn kết quyết tâm vừa đánh trả cuộc tấn công càn quét của địch bảo vệ vững chắc hậu phương giúp đỡ đùm bọc đồng bào tản cư vừa xây dựng hậu phương phát triển về mọi mặt chính trị quân sự kinh tế văn hóa xã hội tập trung cao nhất sưc người sức củacho tiền tuyến và tham gia giúp đỡ .Trong chín năm kháng chiến từ hậu phương Thanh Hóa hàng triệu tấn lương thực thực phẩm  dược cung cấp cho tiền tuyến 57 nghìn  thanh niên tòng quân nhập ngũ hơn 1 triệu dân công hỏa tuyến duọc huy dộng ngày đêm vận chuyển lương thực thực phẩm vũ khí phục vụ chiến  trường góp phần cung toan quan toàn dân làm nên chiến thắng Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu 
         Ghi nhận nhũng công lao to lớn của  Đảng bộ  quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa . Đảng và nhà nước đa tặng thưởng huân chương sao vàng lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hóa dược phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân . Đã có 4.208 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 13 tap the va 6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động 
         Thực hiện di huấn thiêng liêng của Người Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong nhũng trung tâm kinh tế . Về văn hóa xã hội, giáo dục quốc phòng trở nên mạnh nhất của cả nước. Mới bước đi lên của tỉnh nhà Đảng bộ chinh quyền và nhân dân Thanh Hóa luôn khắc sâu những lời khen ngợi dặn dò phê bình cũng như sự chi đạo ân cân của Bác. Qua 30 năm tiến hành công cuộc dổi mới đất nước trong bối cảnh thời cơ thuận lợi khó khăn thử thách dan xen song với truyền thống  doàn kết va cách mạng tỉnh ta đã đạt được những thàmh tựu quan trọng  và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tinh luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp phát triển theo huong nâng cao năng xuất chất lượng hiệu quả.
         
T một tnh thường xuyên thiếu lương thc qua nhiều năm Thanh Hóa không nhng đảm bo vng chắc v lương thực mà còn có 1 phn lương thhàng hóa các vùng sn xut cây nguyên liu phát triển n định cơ gii hóa trong nông nghiệp được đẩy mnh. Một s vùng sn xut nông nghiệp ng dng công ngh cao và nhiều trang tri chăn nuôi tập trung hình thành. Chương trình xây dng nông thôn mi tr thành phong trào sâu rng và đạt kết qu tích cc trong nhiu năm qua bmăt nông thôn có nhiu đổi mi. Sn xut nông nghip tăng trường cao, là tnh dn đầu c nước v sn lượng xi măng mía đường va nhiều sn phm công nghiệp khác  các khu công nghiệp khu kinh tế Nghi Sơn được thành lp và phát triển môt s ngành công nghiệp then chốt cua tỉnh như sản xut vật liệu nhit điện, lọc hóa dầu  được hình thành và ngày càng phát triển mạnh. Các ngành dịch vụ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cũng khá cao. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh  m . Nhiều dự án lón đầu tư phaát triển hạ tầng kinh tế xã hội kỹ thuật đã hoàn thành  và đang được đầu tư, cá vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế  xã hội của tỉnh được triển khai va thực hiện. điển hình như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD, lớn nhất nước ta từ trước đến nay, nhiều công trình hạ tầng giao thông thủy lợi đã hoàn thành va đưa vào sử dụng nhiều dự án quy mô lớn đang được đầu tư đã tạo diện mạo mới trên con đương hướng tới đích cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiên đại vào năm 2030 thu ngân sách năm 2016 đạt gấp 3 lân so với năm 2010 là một kì tích rất đáng tự hào và khâm phục của sự phát triển vươt bậc về kinh tế của tỉnh . Các hoạt động văn hóa xã hội chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng  và đẩy mạnh thực hiên xã hội hóa, nhiều thế hệ học sinh vận động viên của tỉnh Thanh Hóa đã đạt thành tích cao trong kì thi Ô-lim-pic quốc gia, quốc tế và luôn duy trì ở vị trí tốp đầu. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững công tác xây dưng Đảng về hệ thống chính trị đươc tăng cường. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,4% cao nhất trong 30 năm đổi mới. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,05% vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và cao nhât khu vực Bắc Trung Bộ. Những thành tựu đó đã và đang tạo thời cơ vận hội mới mở ra tương lai tốt đẹp và là tiền đề vững chắc để tỉnh ta thực hiên thắng lợi mục tiêu phấn đấu Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước và đều đặn năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiêp theo hướng hiện đại
        Để xứng đáng với tình cảm đặc biệt mà Bác dành cho Đảng bộ chính quyền và dân Thanh Hóa ta cần tập trung đẩy mạnh quán triệt sâu sắc thực hiện vào mục tiêu sớm xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh "kiểu mẫu" . Thực hiện quyết liệt có hiệu quả các nghị quyết kết luận cơ chế chính sách đã ban hành rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch các ngành lĩnh vực sản phẩm chủ yếu cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới . Tập trung lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt thưc hiện có hiệu quả kết luận số 46 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 02 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Tâp trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tăng cường củng cố quốc phòng an ninh chủ động nắm chắc tình hình cơ sở nhất là tuyến biên giới trên biển và các địa bàn trọng điểm để kịp thời xử lí các tình huống phát sinh không để bị động bất ngờ.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên. Nâng cao hiệu lưc hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp siết chặt kỷ luật kỷ cương trong hoat động của bộ máy chính quyền đến cơ sở
         Trước những thách thức va khó khăn mà tỉnh của chúng ta đang phải đối mặt, học sinh chúng ta cần phải tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình: là những trí thức tương lai của tỉnh Thanh Hóa mình đã và đang và sẽ làm gì để góp phần đưa tỉnh của mình phát triển và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dan tộc. Để trả lời được câu hỏi trên mỗi học sinh chúng ta phải tự mình phấn đấu rèn luyện bản thân tự trau dồi cho bản thân những kĩ năng cần thiết. Quan trọng hơn các bạn học sinh cần xây dựng  dựng bản lĩnh văn hóa sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh, vối trách nhiệm của mình học sinh chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh viec giáo dục tư tưởng đạo đức tác phong của học sinh và coi đây là nhiệm vụ quan trọng cấp bách cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lịch sử hào hùng truyền thống của đất nước của quê hương. Hơn nữa phải chủ động định hướng cho bản thân mình hiểu và tiếp thu nhưng mặt tích cực của văn hóa hiện đại đồng thời học sinh phải truyền và khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kiên quyết đấu tranh lại những biểu hiện vô cảm, chê bai. Tỉnh phải biết khơi dậy tinh thần tương thân tương ái trong tuổi học sinh. Học sinh cần phải trở thành 1 mái nhà chung ấm áp để có thể đóng góp và cống hiến trong các phong trào. Học sinh cần tạo ra các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập vui chơi giải trí của học sinh khuyến khich các ban học sinh cùng bảo vệ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mặc dù chúng ta đang sống ở thời kì hiện đại có nhiều phát triển nhưng học sinh chúng ta cũng không bao giờ được lãng quyên những truyền thống lịch sử văn hóa của tỉnh ta cũng như của cả nước. Chúng ta là học sinh phải có thái độ ứng xử biêut hiện tình cảm thích thú và phấn khởi tươi vui trong các hoạt động trò chơi truyền thống của tỉnh ta, học sinh phải luôn thích nghe những dòng nhạc về quê hương mình. Hoc sinh chúng ta phải biết tự hào về truyền thống vẻ vang của tỉnh ta. Một trong những nhiêm vụ quan trọng nhất đó là ra sức học tập như Lê-nin nói:"Học, học nữa, học mãi" để cho chúng ta có thêm tri thức trở thành môt người công dân tốt có ích cho xã hội bên cạnh đó hoc sinh cũng cần phải tu dưỡng đạo đức thật tốt để trở thành công dân gương mẫu.  Học sinh chúng ta cần phải luyện tập thể duc thể thao tốt để có sức khẻo giúp xây dựng tỉnh, học sinh cần phải thưc hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. Hoc sinh cần phải biết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bảo vệ những di tích lịch sử để tỉnh của chung ta vẫn lưu giữ được nét truyền thống. Hoc sinh chúng ta cần phai hoc tâp nghiem túc không được ham chơi đua đòi xa vào các tệ nạn xã hội rồi vi phạm pháp luật. Học sinh cũng cần phải có tinh thần đoàn kết cùng với mọi người vì chúng ta mà biết đoàn kết thì việc gì cũng có thể làm được bên cạnh đó cũng cần giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau khi gặp lúc khó khăn. Chúng ta phải biết đấu tranh chống lại nhưng viêc làm sai trái để nhũng việc làm đó không làm ảnh hưởng đến tỉnh. Hoc sinh cần phải tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức. Hoc sinh chúng ta phải biết sống hòa đồng với mọi người để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp để cho xã hội ngày cang lành mạnh và tươi đẹp và cũng góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư giúp cho đời sống nhân dân ngày càng ổn định và phát triển. Chính vì vậy học sinh chúng ta phải luôn có tinh thần yêu quê hương đât nước, yêu tỉnh Thanh Hóa của chúng ta.
           Có thể nói tỉnh Thanh Hóa của chúng ta thật là tươi đẹp va có nhiều tiềm năng. Vì vây bây giờ mỗi học sinh chúng ta cần phải nên góp một phần sức nhỏ của mình để xây dựng tỉnhThanh Hóa của chúng ta ngày càng tươi đẹp, văn minh, tiến bộ ngày càng trở thành 1 tỉnh "kiểu mẫu" theo lời của Bác Hồ căn dặn.

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh  nhân dân Thanh hóa trong kháng chiến chống Mỹ

                          Hình ảnh cầu Hàm Rồng trong những năm chiến tranh

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thanh hóa xưa

Hình ảnh Thanh Hóa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

Kết quả hình ảnh cho nghi sơn

                Hình ảnh khu công nghiệp Nghi Sơn – Tĩnh Gia - Thanh Hóa

 

                Hình ảnh Thanh Hóa (TP Sầm Sơn) sau 32 năm đổi mới

 

 

 

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Thanh Hóa thòi kỳ đổi mới

 

     Hình ảnh Thành phố Thanh Hóa  sau 32 năm đổi mới .

 

 


  

Quê tôi

 

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
311154