SẢN PHẨM LIÊN MÔN ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH
DỰ ÁN DẠY HỌC ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
DỰ ÁN DẠY HỌC
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
Tên dự án dạy học:
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
II. Mục tiêu dạy học.
Giáo dục công dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học của học sinh. Không chỉ trong quá trình học, mà trong cuộc sống, chúng ta cũng sử dụng môn GDCD rất nhiều. Để học sinh thấy được mối quan hệ giữa GDCD và thực tế, thấy được mối quan hệ giữa GDCD và các môn học khác, tôi đã vận dụng kiến thức của văn học, địa lý, lịch sử, nhạc, mỹ thuật để giải quyết tốt các tình huống đặt ra trong cuộc sống góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em. Hiện nay, vấn đề về đạo đức của con người nói chung, và của học sinh nói riêng đang có nhiều biến đổi phức tạp. Vì thế trong tiết học này, tôi chú trọng rất nhiều đến giáo dục ý thức, giáo dục kỹ năng sống cho các em.
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
1.1. Môn Ngữ văn : Ý nghĩa đoàn kết, tương trợ của các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn ; Thuyết trình về sản phẩm mà tổ nhóm chuẩn bị.
1.2. Môn Lịch sử: Học sinh nắm được tinh thần đoàn kết, tương trợ - truyền thống quý báu của dân tộc trong các phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
1.3. Môn Họa: Học sinh sưu tầm những bức tranh thể hiện ý nghĩa đoàn kết, tương trợ trong chống giặc ngoại xâm, trong phòng chống thiên tai, trong lao động, trong sản xuất, trong sinh hoạt và trong học tập.
1.4. Môn Nhạc: Học sinh tìm và hát được những bài hát về tinh thần đoàn kết, tương trợ.
1.5. Giáo kỹ năng sống:
- HS nắm được mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2. Kỹ năng
2.1.Giáo dục công dân:
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các tình huống thực tế trong cuộc sống.
- Rèn kỹ năng phân tích nhận định hành vi đoàn kết, tương trợ đúng, sai .
- HS có kỹ năng thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ.
- Lên án, phê phán những việc làm hành vi thiếu tính đoàn kết, tương trợ: chia rẽ, không giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn.
2.2. Lịch sử:
- Chỉ được sự kiện lịch sử thể hiện nội dung tinh thần đoàn kết tương trợ trong chống giặc ngoại xâm
- Rèn kĩ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử một cách chính xác.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng tinh thần đoàn kết, tương trợ chống giặc ngoại xâm.
2.3. Môn nhạc.
- Rèn cho HS kỹ năng tìm, hát những bài hát theo chủ đề.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm; hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc.
2.4 Môn Họa
- Rèn kĩ năng sưu tầm tranh theo chủ đề.
- Biết sắp xếp tranh theo chủ đề.
- Hiểu, nắm vững nội dung của các bức tranh và giới thiệu đến người xem.
2.5. Môn văn
- Tìm và sưu tầm nhiều tác phẩn văn học với các thể loại khác nhau như truyện, thơ
Ca dao, tục ngữ thể hiện đoàn kết, tương trợ
- Luyện kĩ năng nói ( thuyết trình) trước đám đông.
- Hiểu được nội dung của các tác phẩm văn học.
2.6. Môn Toán:
- Tông kê số tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá, TB, Yếu...
2.7. Giáo kỹ năng sống:
- Biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt các kiến thức của các môn học để giải các tình huống mang tính thực tiễn và hiểu biết về tự nhiên, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Ý thức về các vấn đề liên quan trong thực tiễn cuộc sống.
- Có kỹ năng cần thiết để sử dụng kiến thức GDCD vào thực tế.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, lòng say mê môn học.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Giáo dục các em yêu Lịch sử đất nước, ...
- Ý thức về các vấn đề trong cuộc sống .
- Giáo dục tinh thần đoàn kết tương trợ trong lao động, sinh hoạt, trong chống giặc ngoại xâm.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến bộ môn Ngữ văn, Mĩ thuật, Lịch sử, Âm nhạc.
III.Đối tượng dạy học của học sinh
* Đối tượng: Học sinh khối 7.
- Số lượng học sinh: 45 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp.
Nội dung mà tôi thực hiện là kiến thức của môn GDCD 7, đối tượng là học sinh trung bình trở lên, do đó có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nội dung.
+ Các em học sinh khối 7 đã nắm bắt được khá nhiều kiến thức của các môn học khác. Do đó việc giúp các em tổng hợp lại kiến thức của các môn học khác thông qua môn GDCD không làm cho các em bỡ ngỡ, thậm chí các em cảm thấy hào hứng và thú vị hơn.
+ Riêng tiết Đoàn kết, tương trợ , các em có thể thấy được có rất nhiều dạng tình huống có thể áp dụng trong cuộc sống.
IV.Ý nghĩa của bài học.
Khi thực hiện nội dung, tôi nhận thấy nội dung không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà còn có ý nghĩa với ngay cả bản thân tôi.
- Đối với bản thân tôi, khi tích hợp kiến thức các môn học khác vào trong một môn học, đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức môn mình đang dạy mà cần phải nắm vững kiến thức của môn học khác. Điều đó trở thành động lực giúp tôi không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của các môn học khác. Các kiến thức thực tế, tìm hiểu các vấn đề của xã hội để vận dụng chính xác, linh hoạt vào bộ môn mà mình đang giảng dạy.
- Đối với học sinh:
+ Qua tiết Đoàn kết, tương trợ tôi muốn giáo dục cho các em tình yêu Lịch sử đất nước, tự hào về Lịch sử chúng ta.
+ HS thấy được có nhiều vấn đề trong cuộc sống liên quan tới nhau.
+ HS nhận thấy được có thể dùng các môn học khác để hiểu bài, có sự liên tưởng trong môn học.
+ Ý nghĩa lớn nhất tôi muốn hướng tới là giáo dục học sinh hiểu biết về các vấn đề liên quan trong cuộc sống thực tiễn và nhớ về truyền thống Lịch sử và niềm tự hào dân tộc...
V.Thiết bị dạy học - học liệu.
* Giáo viên:
- Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word.
- Hình ảnh minh họa .
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ.
- Phấn màu, bút dạ, thước, nam châm, vi deo
* Học sinh
- Nghiên cứu kỹ kiến thức đoàn kết, tương trợ
- Tìm hiểu trước Lịch sử Việt Nam:
+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)- Bài 17, tiết 19 - Lịch sử 6
+ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938- Bài 27, tiết 21- Lịch sử 6
+ Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên ( thế kỉ XIII) Bài 14, tiết 24,25- Lịch sử 7
+ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954)
Bài 27,tiết 34,35- Lịch sử 9
+ Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước ( 1973-1975) Bài 30, tiết 45,46- Lịch sử 9.
- Tìm hiểu về tác phẩm văn học:
+ Nam quốc sơn hà. ( Ngữ văn 7)
+ Tuyên ngôn độc lập. ( Ngữ văn 12)
+ Bình ngô đại cáo. ( Ngữ văn 8)
+ Ca dao dân ca. ( Ngữ văn 7)
+ Thành ngữ. ( Ngữ văn 7)
+ ..
- Tìm hiểu tranh ảnh môn Mĩ thuật:
Sưu tầm tranh thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và trong cuộc sống hàng ngày.
- Tìm hiểu bài hát thể hiện nội dung đoàn kết tương trợ:
Bài Nối vòng tay lớn.
- Tìm hiểu các vấn đề trong cuộc sống hiện nay.
VI. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp giao nhiệm vụ.
+ Phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật chia nhóm.
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi.
+ Kĩ thuật trình bày một phút
VII. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
GIÁO ÁN DẠY HOC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
LÊ THỊ HUỆ
Bài 7: Tiết 8
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
I. Mục tiêu cân đạt:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.
- Kể được một số biểu hiện đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.
- Nêu ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
2. Kỹ năng:
- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Có niềm tự hào về lịch sử quê hương, có tình yêu quê hương, biết giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài soạn. Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập.
- Sưu tầm nội dung các hình ảnh, câu chuyện, sử dụng kiến thức liên môn và hiếu biết xã hội, liên quan đến bài dạy.
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Âm nhạc
- Các hình ảnh minh họa các nội dung trên.
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến bài học
- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin xã hội hiện nay, những vấn đề thời sự nóng bỏng trong cả nước và trên toàn cầu.
- Bút dạ viết bảng, chia nhóm học tập.
II. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: lớp học.
2. Kiểm tra:
-Tôn sự trọng đạo là gì ?
- Em hãy kể một việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo trong cuộc sống?
(HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm)
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em học sinh, trong những ngày gần đây khi Thanh Hóa chúng ta hứng chịu hậu quả nặng nề của trận lũ lịch sử gần 20 năm mới lặp lại. Đồng bào và nhân dân Thanh Hóa của chúng ta đã đón nhận rất nhiều sự sẻ chia, cảm thông, giúp đỡ cả vật chất và tinh thần để phần nào khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Có được nhứng điêu này cũng nhờ tinh thân đoàn kết, tương trợ của nhân dân ta giúp nhâu cùng vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Dễ hiểu hơn về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
TIẾT 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh. |
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc Một buổi lao động GV cho HS đọc truyện - Các em cho cô biết khi lao động san lấp sân bóng, lớp 7A đã gặp những khó khăn gì?
- Chứng kiến những khó khăn của lớp 7A, lớp 7B đã làm gì để giúp đỡ? - Kể những chi tiết thể hiện điều này? ( Việc làm của các cậu còn nhiều, hết buổi cũng chưa xong; các cậu nghỉ tay một lúc, sang bên mình ăn mía, rôi cả hai lớp cùng làm) - Kết quả sau khi hai lớp cùng làm? - Qua câu chuyện trên ta thấy c ác bạn lớp 7B có tinh thần gì? ( Đoàn kết tương trợ) - Em hiểu đoàn kết là gì? ( là hợp sức, chung sức thanh một khối để tiến hành một việc nào đó) - Em hiểu tương trợ là gì? ( Là sự thông cảm, chia sẻ và có nhiều việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi làm khó khăn, thử thách.) |
- Khi lao động san lấp sân bóng, lớp 7A đã gặp những khó khăn : + Có nhiêu mô đất cao. + Nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ.
- Lớp 7B: + Cảm thông + chia sẻ những khó khăn bằng việc làm cụ thể - Kết quả: Sau 1h các rể cây đã được dọn sạch, mô đất cao được san phẳng. Hoàn thành công việc được giao.
|
Hoạt động 2: (Tìm hiểu phần nội dung bài học) Phần a: - Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? - Em hãy kể một vài biểu hiện của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, học tập, chống giặc ngoại xâm, phòng chống thiên tai? - Theo em trái với đoàn kết tương trợ là gì? - GV tổ chức trò chơi tiếp sức: GV phổ biến luật chơi. GV chia lớp thành 2 nhóm. Trong thời gian 2 phút, các nhóm cử các bạn lên ghi các biểu hiện, việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ Lưu ý: Mỗi bạn chỉ được lên một lần, nhóm nào vi phạm không tính ví dụ đó. + Trong thời gian 3 phút, nhóm nào ghi được nhiêu biểu hiện đúng, nhóm đó sẽ chiến thắng. + Trong khi làm việc mất trận tự sẽ bị trừ điểm. GV cho 2 nhóm nhận xét chéo. GV nhận xét, công bố đội chiến thắng. - Các em vừa trải qua phần thi rất sôi động, 2 nhóm đã tìm được các biểu hiện việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ. Các em cầm phát huy hơn nữa tinh thần này trong cuộc sống. - Các em xem những biểu hiện sau có phải là đoàn kết tương trợ không? GV: Phần a, chúng ta vừa tìm hiểu đoàn kết, tương trợ là gì và những biểu hiện của đoàn kết tương trợ. Phần b: - Qua câu chuyện phần truyện đọc, em hãy cho biết tình cảm của các bạn lớp 7A,7B sau khi đã cùng giúp đỡ nhau hoàn thành công việc? ( thân ái, thân thiết) - Qua đó em hãy rút ra ý nghĩa của đức tính đoàn kết tương trợ? GV tích hợp với môn mỹ thuật (Phần phụ lục kèm theo hình ảnh) (1) - GV tổ chức cho HS giới thiệu về những bức tranh các em đã chuẩn bị ở nhà có tích hợp kiến thức môn Lịch sử thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ - Cho HS nhận xét từng nhóm - GV đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm - Qua phần giới thiệu tranh của các bạn, em tiếp tục rút ra ý nghĩa của đoàn kết tương trợ. GV tích hợp với văn học - Em hãy kể những tác phẩm văn học đã học, đọc có nội dung tình thần đoàn kết tương trợ . - Tìm hiểu về tác phẩm văn học: + Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt (Ngữ văn 7): Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. + Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi : Ngữ văn lớp 8 Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa, Bọn gian tà bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọ lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây thù kết oán trải mây mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khóa sạch không đầm núi . + Bài thơ : Ngày đại đoàn kết dân tộc ở Cao Nguyên Nguyễn Lâm (14/11/2017) Cơm Lam ăn với thịt rừng Măng tre hầm mỏng ta mừng nâng ly Kết đoàn dân tộc khắc ghi Làm theo lời Bác dân thì an vui Từ miền ngược đến miền xuôi Đói nghèo lạc hậu đảy lùi tiến xa Năm tư dân tộc một nhà Đại đoàn kết chặt nở hoa thanh bình Ngàn năm nước Việt phồn vinh Dáng rồng múa lượn đẹp nghìn năm sau + Tuyên ngôn độc lập ( Ngữ văn 12) + Ca dao dân ca: ( Ngữ văn 7) - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng + Thành ngữ: ( Ngữ văn 7) - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. - Giọt máu đào hơn ao nước lã. - Thương người như thể thương thân. - Máu chảy ruột mềm. - GV tích hợp với Lích sử + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Bài 17, tiết 19 - Lịch sử 6 + Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938- Bài 27, tiết 21- Lịch sử 6 + Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII) Bài 14, tiết 24,25- Lịch sử 7. + Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954) Bài 27,tiết 34,35- Lịch sử 9. + Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1973 - 1975) Bài 30, tiết 45,46- Lịch sử 9. - GV tích hợp với môn Âm nhạc + Bài hát Nối vòng tay lớn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn : Rừng núi dang tay nối lại biển xa sông gấm nối liền một vòng tử sinh. - Qua bài học hôm nay em hiểu đoàn kết, tương trợ là gì và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. Phần c: - Vậy em phải rèn luyện như thế nào để có được tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống, học tập?
GV cho HS củng cố kiến thức toàn bài.
Phần bài tập: GV cho HS làm bài tập b - HS làm vào phiếu học tập, đại diện đứng lên trình bày - Nhóm khác đánh giá
- GV cho HS làm bài tập c - HS làm việc cá nhân
GV chia nhóm HS. - Cho các nhóm học sinh kể những việc làm của mình thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ
GV cho hs xem video : |
1. Nội dung bài học: a. Đoàn kết, tương trợ: - Là sự cảm thông - Sự chia sẻ - Có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn * Trái với đoàn kết tương trợ: - Chia rẽ - Không thông cảm - Không giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Kéo bè, kéo cánh, a dua, bao che cho cái xấu, đi ngược lại với lợi ích chung, có phải là đoàn kết tương trợ.
b. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ - Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý
- Giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
c.Trách nhiệm của công dân, học sinh
- Quan tâm tôn trọng mọi người - Sẵn sàn giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn - Không gây xích mích, chia bè chia phái, bao che khuyết điểm cho người khác. - Phản đối hành vi gây mất đoan kết. 2. Bài tập b. Việc làm của Tuấn là sai - Tuấn có thể giảng bài cho Hưng hiểu để bạn tự làm. c. Việc làm đó là sai: giờ kiểm tra mỗi học sinh phải tự làm d. Kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với bạn hoặc mọi người xung quanh
|
4. Củng cố:
Hoạt động 5: (Hoạt động củng cố bài học)
- Đoàn kết tương trợ là gì?
- Trái vợ đoàn kết tương trợ là nhưu thế nào?
- Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ.
5. Hướng dẫn về nhà:
Hoạt động 6: (Hướng dẫn học ở nhà)
Bài e :
- HS làm việc cá nhân, giáo viên gọi học sinh trình bày và cho học sinh nhân xét, gv đánh giá.
- Tìm những hoạt động ở trường, lớp, địa phương e thể hiện tình thần đoàn kết, tương trợ.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
- Cách thức: Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Tiêu chí: Kiểm tra tính hiệu quả của việc dạy học tích hợp đối với học sinh.
VII. Các sản phẩm của học sinh.
Kết quả điểm kiểm tra của 45 học sinh lớp 7E như sau :
Giỏi | Khá | Trung Bình | Yếu, Kém | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
15 | 33.3 | 25 | 55.6 | 5 | 11.1 | 0 | 0 |
Từ kết quả học tập trên, tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức của các môn học khác vào môn Giáo dục công dân là việc làm cần thiết. Bởi qua đó các em được củng cố lại nhiều kiến thức của bài mình đã học. Đồng thời việc đưa những kiến thức thực tế vào trong bài dạy, không chỉ giúp HS hào hứng hơn, mà còn giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về xã hội. Qua bài học này, tôi và cả học sinh đều nhận thấy, Giáo dục công dân không khô khan, mà trở nên sinh động hơn, mang tính giáo dục nhiều hơn, giúp cho bản thân học sinh phát triển toàn diện hơn. Mục đích mà tôi muốn hướng tới, đó là: HS không chỉ hiểu được các phẩm chất đạo đức và pháp luật mà các em còn biết trang bị cho bản than những hiểu biết, ý thức về các vấn đề liên quan trong cuộc sống thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung Sơn, ngày 28 tháng11 năm 2017
Đại diện nhóm thực hiện nội dung
Nguyễn Thị Phương
Lê Thị Huệ
1.Phần hoạt động của nhóm 1- Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật
- Hình ảnh thể hiện tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Hình ảnh Hai Bà Trưng chống giặc ngoại xâm.
Bác Hồ cùng bộ đội và dân công trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến dịch Việt Bắc.
Các chiến sĩ giúp dân vùng lũ khắc phục hậu quả của thiên tai.
Hình ảnh trong giờ ra chơi các bạn học sinh giảng bài khó cho những bạn học yếu.
2.Phần hoạt động của nhóm 2 - Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn.
Bài thơ : Nam quốc sơn hà Sông núi nước Nam
Lý Thường Kiệt
ư
Bài : Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi
-Bài : Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh
Nhóm 3: Tích hợp nội dung môn Âm nhạc
Bài hát: Nối Vòng Tay Lớn - Trịnh Công Sơn
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bảo cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam.
Cờ nối gió đêm vui nối ngày,
Dòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tinh người trong này mới.
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi.
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo
Tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn
Nắm tay nối liền
Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.
Hình ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhóm 4: Hình ảnh tích hợp môn Lịch sử.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Bài 17, tiết 19 - Lịch sử 6
- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938- Bài 27, tiết 21- Lịch sử 6.
- Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên ( thế kỉ XIII) Bài 14, tiết 24,25- Lịch sử 7.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954) Bài 27,tiết 34,35- Lịch sử 9.
- Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước ( 1973 - 1975) Bài 30, tiết 45,46- Lịch sử 9.
Hình ảnh giải phóng Miền Nam 30 04 -1975